Bạn đang đọc:
Định hướng chiến lược FDI thế hệ mới và chuyển đổi bền vững
các trang Doanh Nghiệp
Bạn đang đọc:
Định hướng chiến lược FDI thế hệ mới và chuyển đổi bền vững
Trong bối cảnh dòng vốn đầu tư toàn cầu đang tái định hình mạnh mẽ, Việt Nam cần một chiến lược FDI không chỉ dựa trên chi phí và quy mô, mà hướng đến khả năng tạo giá trị dài hạn.
Tại hai diễn đàn đối thoại cấp cao, Vietnam Connect Forum 2025 và P4G Business Dialogue, UOB Việt Nam tiếp tục khẳng định vai trò là đối tác tài chính chiến lược, đồng hành cùng Chính phủ và doanh nghiệp trong quá trình xây dựng một hệ sinh thái FDI đổi mới, bền vững và hội nhập sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Việt Nam trong chiến lược FDI thế hệ mới
Ông Lim Dyi Chang, Giám đốc Cấp cao Khối Khách Hàng Doanh Nghiệp, UOB Việt Nam, phát biểu tại Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam 2025 (lần thứ 5) - Vietnam Connect Forum 2025
Phát biểu tại Vietnam Connect Forum 2025, ông Lim Dyi Chang, Giám đốc Khối Khách hàng Doanh nghiệp, UOB Việt Nam, nhấn mạnh rằng: "Trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu phân mảnh và dòng vốn quốc tế trở nên chọn lọc hơn, Việt Nam cần chuyển dịch khỏi vai trò truyền thống, để trở thành một đối tác chiến lược trong hệ sinh thái FDI toàn cầu, với năng lực thích ứng cao và tầm nhìn dài hạn".
Yếu tố then chốt giúp duy trì lợi thế FDI của Việt Nam:
UOB Việt Nam hiện đang triển khai tăng vốn điều lệ lên 10.000 tỷ đồng và xây dựng trụ sở UOB Plaza tại TP.HCM, một bước đi mang tính chiến lược, phản ánh rõ cam kết lâu dài của ngân hàng tại thị trường Việt Nam.
ESG và số hóa - Động lực & Thực thi
Tại P4G Business Dialogue, bên lề Hội nghị Thượng đỉnh P4G Việt Nam 2025, UOB Việt Nam chia sẻ góc nhìn về mối quan hệ đồng phát triển giữa ESG và công nghệ.
Dữ liệu từ UOB Business Outlook Study 2025 cho thấy gần 60% doanh nghiệp Việt đã bắt đầu triển khai mục tiêu ESG, nhưng vẫn gặp thách thức lớn về chi phí chuyển đổi, năng lực kỹ thuật và quy chuẩn áp dụng. Trong khi đó, gần 30% doanh nghiệp đặt số hóa là ưu tiên chiến lược trong 1-3 năm tới, với kỳ vọng nâng cao năng suất, tính minh bạch và khả năng cạnh tranh.
Chuyển đổi ESG và số hóa không thể tách rời. Và để hiện thực hóa, doanh nghiệp cần cả nguồn lực vốn và năng lực triển khai. Đây là lý do UOB Việt Nam chủ trương phân bổ ít nhất 30% tín dụng mới trong năm 2025 cho nhóm doanh nghiệp vừa có định hướng phát triển bền vững. Đồng thời, ngân hàng tiếp tục mở rộng tài trợ xanh trong các lĩnh vực chiến lược như sản xuất, nông nghiệp, năng lượng tái tạo và xuất khẩu.
Hai minh chứng gần đây: UOB Việt Nam đã ký kết Biên bản ghi nhớ với ITPC để thu hút FDI chất lượng cao vào TP.HCM và hỗ trợ các ngành đổi mới như bán dẫn; đồng thời tài trợ CTCP Nam Việt (NAVICO), doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn của Việt Nam, triển khai lộ trình Net Zero thông qua khoản Tín dụng Thương mại Xanh, giúp nâng cao tiêu chuẩn ESG trong toàn ngành thủy sản.
Ghi nhận cho cam kết đồng hành dài hạn
Ông Lim Dyi Chang đại diện UOB Việt Nam nhận danh hiệu 'Top 10 Doanh nghiệp FDI phát triển bền vững 2024-2025' tại lễ trao giải Rồng Vàng 2025 (lần thứ 24).
Cũng trong khuôn khổ Vietnam Connect Forum 2025, UOB Việt Nam được vinh danh ‘Top 10 Doanh nghiệp FDI phát triển bền vững 2024-2025’ và ‘Ngân hàng tốt nhất cho Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam’ tại lễ trao giải Rồng Vàng lần thứ 24, đánh dấu năm thứ hai liên tiếp ngân hàng nhận giải thưởng này.
Danh hiệu phản ánh sự công nhận rõ nét từ thị trường, đồng thời khẳng định vị thế đối tác chiến lược của UOB Việt Nam với định hướng đồng hành cùng Chính phủ và doanh nghiệp trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh dài hạn của Việt Nam.