Bạn đang đọc:
Tiên phong: Hành vi mua sắm trực tuyến mới tại Singapore
Giúp khách hàng quản lý giao dịch hằng ngày một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí khi giao dịch trong nước và thanh toán quốc tế.
Tìm hiểu thêmVay vốn tín chấp để tăng trưởng kinh doanh trực tuyến.
Tìm hiểu thêm7 cách thực tiễn để nâng cao sức khỏe nhân viên và hiệu quả hoạt động của công ty.
Tìm hiểu thêmĐăng ký để được cập nhật thường xuyên về kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh dành cho Quý khách.
Liên hệCác trang Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ
Bạn đang đọc:
Tiên phong: Hành vi mua sắm trực tuyến mới tại Singapore
Bài viết này được thực hiện bởi The Finlab.
Trước đại dịch Covid-19, mua bán trực tuyến chính là giải pháp cho những người dùng không thích đám đông hoặc lười di chuyển, chỉ với vài thao tác trên điện thoại để lựa chọn và hàng hoá sẽ được vận chuyển đến tận nhà. Khi đó, mua sắm trực tuyến được xem như một tương lai mới của ngành bán lẻ.
Nhưng ngày nay, điều đó không còn là câu chuyện tương lai mà đã trở thành điều tất yếu cho thời kỳ Bình Thường Mới. Với những luật lệnh, những yêu cầu về giãn cách trong đại dịch Covid-19, ngành thương mại điện tử đã trở thành thứ không thể thiếu của các doanh nghiệp.
Rất nhiều lệnh cấm từ đại dịch đã chứng minh được rằng chúng ta rất dễ thích nghi: đổi sang hình thức mua sắm trực tuyến và làm quen chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn. Từ khi Hệ thống Báo động Mức độ Dịch bệnh (DORSCON) tại Singapore đạt đến mức Cam trong tháng 2 năm 2020 thì rất nhiều nền tảng mua sắm trực tuyến đã bùng nổ về doanh thu. Số lượng đơn hàng mỗi tuần của RedMart’s đã tăng gấp 3 lần, trong khi FairPrice’s chỉ đạt con số này trong khoảng thời gian Tết âm lịch.
Dù khi lệnh cấm tụ tập đã nới lỏng thì sự bùng nổ về mua sắm trực tuyến vẫn sẽ tiếp diễn, vì chúng ta đã hình thành được thói quen mới.
Đây không hẳn là tin xấu đối với các nhà doanh nghiệp nếu họ có thể kiểm soát và vận hành trên nền tảng thương mại điện tử một cách hiệu quả. Dưới đây là 3 lưu ý cần thiết cho các nhà doanh nghiệp.
Có thể là meme, video, các mẫu quảng cáo sản phẩm, những thông tin người dùng tiếp nhận được đa phần đến từ các nền tảng mạng xã hội. Vì thế, các nhà doanh nghiệp nên tập trung xuất hiện tại các nền tảng mà khách hàng mục tiêu thường dùng để có thể tiếp cận một cách hiệu quả nhất.
Tùy vào loại hình kinh doanh mà có thể chọn nền tảng phù hợp:
Ví dụ như, bạn có một doanh nghiệp B2B bán dụng cụ y khoa. Thị trường ngách này sẽ phù hợp với LinkedIn và Facebook vì cả hai nền tảng trên đều có tiện ích chạy quảng cáo theo từng đối tượng riêng biệt.
Nhưng nếu bạn là doanh nghiệp B2C trong mảng thời trang và làm đẹp, đây lại là một câu chuyện khác - những nền tảng chủ yếu về hình ảnh thì Instagram hay Pinterest sẽ phù hợp hơn.
Xu hướng mua sắm hiện tại của khách hàng là sử dụng điện thoại di động, do đó các nhà doanh nghiệp cần phải nhận thức được nội dung sẽ xuất hiện cũng như cách thức hoạt động như thế nào, để duy trì sự chú ý và tương tác của người mua.
Các nhà doanh nghiệp có thể tối ưu hóa cho nền tảng trên điện thoại với ba điều sau: Tăng tốc độ tải, loại bỏ quảng cáo pop-up, sidebar và cuối cùng là cho phép mua sắm mà không cần đăng nhập.
Khi các nhà doanh nghiệp bắt đầu tập trung phát triển trên thương mại điện tử hoặc thêm sản phẩm vào danh mục mua bán, hãy kiểm tra trải nghiệm duyệt web trên các điện thoại khác nhau, đảm bảo tính đồng nhất giữa người dùng với từng loại điện thoại.
Thương mại điện tử không chỉ là việc bán sản phẩm trên các nền tảng trực tuyến mà còn rất nhiều điều khác cần phải làm để đảm bảo kênh hoạt động hiệu quả. Hãy cân nhắc sử dụng công cụ marketing trực tuyến để thúc đẩy bán hàng, tích hợp cửa hàng trực tuyến với các chức năng phụ trợ như hàng tồn kho,… và giữ cho khách hàng luôn có những trải nghiệm tốt. Thật may khi có rất nhiều giải pháp thích hợp để áp dụng.
Nhưng đầu tiên, phải xác định được cần cải tiến từ đâu và bắt đầu nó như thế nào, có thể là bán hàng trên một nền tảng thương mại điện tử, có thể là bán hàng trên các trang mạng xã hội, cũng có thể là xây dựng một website riêng. UOB SME Hub thấu hiểu những thách thức này và đưa ra những phân tích đánh giá nhu cầu mà các nhà doanh nghiệp có thể khám phá trong hành trình xây dựng kênh thương mại điện tử của mình.
Có thể hiểu, một số doanh nghiệp sẽ lo lắng rằng thương mại điện tử sẽ hạ nhiệt sau thời kì Covid-19 bởi vì sau một khoảng thời gian dài cách ly, người dùng sẽ có xu hướng ăn uống, mua sắm trực tiếp nhiều hơn.
Tuy vậy, thương mại điện tử chắc chắn sẽ không hạ nhiệt. Trong khi có người nhanh chóng trở về nhịp sống bình thường, thì vẫn có rất nhiều người đã sớm quen với việc mua sắm trực tuyến và tiếp tục chọn phương thức này. Trên thực tế, đã có nghiên cứu cho thấy rằng trong tương lai, thương mại điện tử sẽ luôn tăng trưởng, với dự báo nền thương mại điện tử tại Châu Á sẽ đạt 300 tỷ USD trong 2025.
07 Sep 2021 • 3 phút
06 May 2021 • 5 phút