Tầm quan trọng của quản trị rủi ro trong kinh doanh (Phần 3)

  • tầm quan trọng của quản trị rủi ro trong kinh doanhtầm quan trọng của quản trị rủi ro trong kinh doanh

     

     

     

     

    Tầm quan trọng của quản trị rủi ro trong kinh doanh (Phần 3)

2. Củng cố giá trị kinh doanh

Mục đích cuối cùng của kinh doanh là tạo ra giá trị cho các bên hữu quan. Khi việc làm ăn diễn ra suôn sẻ, bạn sẽ ưu tiên làm việc gì? Với các nhà quản trị, họ thường sẽ chọn cách đầu tư tài nguyên vào mở rộng thị trường, phát triển sản phẩm và công nghệ mới. Tuy nhiên, theo diễn giả nổi tiếng Lê Thẩm Dương, tiến sĩ chuyên ngành Quản lý Tín dụng, Trưởng khoa Tài chính của Đại học Ngân hàng TP.HCM, có tới 98,7%(2) doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam không có hệ thống Quản trị rủi ro doanh nghiệp (ERM) phù hợp. Đã tới lúc chúng ta cần thay đổi cách nhìn nhận, tiếp cận và xử lý khủng hoảng của mình. Đầu tư vào bảo hiểm nhân thọ là một cam kết dài lâu. Tiền phí bảo hiểm tích luỹ dần qua năm tháng sẽ trở thành một khoản tiền mặt dự phòng. Tuỳ theo điều khoản của hợp đồng mà các nhân sự nòng cốt hoặc doanh nghiệp sẽ được bảo vệ trước những nguy cơ không lường trước được.

Bên cạnh đó, quyền lợi tiền mặt tích lũy cũng là một lợi thế khác của các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ đem đến cho doanh nghiệp. Giá trị tích luỹ sẽ gia tăng theo thời gian. Tỷ lệ tăng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các khoản đầu tư và tình hình kinh doanh của công ty bảo hiểm. Hãy tìm đến một tổ chức tài chính đáng tin cậy để được tư vấn cụ thể về vấn đề này.

Hơn cả việc bảo đảm cho dự án, số tiền bảo hiểm tích luỹ còn có thể được xem như là sự đảm bảo cho doanh nghiệp khi vay bổ sung nguồn vốn lưu động. Chi phí đi vay (bao gồm lãi vay và các chi phí phát sinh khác) sẽ thay đổi tuỳ theo đánh giá rủi ro của bên cung cấp dịch vụ tài chính cho bạn. Nếu hợp đồng bảo hiểm của bạn được chấp nhận, bạn có khả năng nâng cao điểm tín dụng cho hồ sơ vay.

Bên cạnh đặc thù kinh doanh, kinh nghiệm của các nhân sự chủ chốt, hiệu quả tài chính trong quá khứ cùng với cấu trúc cho vay (vay bảo đảm, bảo đảm một phần hay vay tín chấp) sẽ tác động tới quyết định của tổ chức tài chính. Nếu hợp đồng bảo hiểm của bạn được chấp nhận, bạn có khả năng được nâng hạn mức vay và tối ưu hoá chi phí lãi vay.

Trong vai trò một cổ đông hoặc quản lý cấp cao của công ty, bạn có sẵn sàng mang tài sản cá nhân ra để thế chấp vay vốn kinh doanh hay không?

3. Bảo vệ nhân sự chủ chốt trước đại dịch toàn cầu

Cho tới thời điểm này, đại dịch COVID-19 đang là thảm hoạ lớn nhất của loài người kể từ thế chiến thứ 2. Tốc độ lây lan của virus cùng tình trạng thiếu vaccine đang gây ra cơn địa chấn hoang mang trên khắp hành tinh – Điều gì sẽ xảy ra nếu một cổ đông hay lãnh đạo cấp cao chẳng may bị nhiễm bệnh và không qua khỏi? Nếu họ còn là trụ cột của cả gia đình thì những người ở lại sẽ ra sao? Liệu các thành viên có thể tiếp tục cuộc sống bình thường hay buộc phải từ bỏ dự định tương lai, chẳng hạn như học vấn. Có rất nhiều yếu tố tác động lên tâm lý của đội ngũ nhân sự chủ chốt trong công ty, nhất là vào thời điểm bất ổn như hiện nay. Vậy nên bảo hiểm nhân thọ không chỉ đơn thuần là một quyền lợi cao cấp giúp giữ chân người tài mà còn là “lá chắn” an toàn để họ có thể toàn tâm toàn ý cho công việc.

4. Giữ chân người tài và khích lệ nhân viên
 

Hơn cả việc được trả thù lao xứng đáng, lý do khiến các cổ đông và nhân sự nòng cốt quyết định gắn bó lâu dài với công ty còn nằm ở chế độ đãi ngộ đặc biệt mà quyền lợi bảo hiểm nhân thọ chính là một trong số đó. Sử dụng chúng như là “những chiếc cùm vàng” (The golden handcuffs) sẽ giúp bạn giảm thiểu rủi ro “chảy máu chất xám” trong doanh nghiệp hiện nay.

Lấy ví dụ về một công ty ABC chuyên cung cấp công nghệ chấm điểm tín dụng cho các tổ chức tài chính. Một trong những giám đốc của họ là chuyên gia hàng đầu về thuật toán (algorithm), đóng vai trò quyết định trong việc phát triển sản phẩm nên giữ chân người này là điều hết sức cần thiết. Bằng việc mua bảo hiểm nhân thọ cho vị giám đốc, đợi khi giá trị tích luỹ tăng dần theo thời gian, công ty có thể chuyển nhượng quyền sở hữu cho ông ấy như là một khoản tưởng thưởng thêm. Càng cống hiến cho công ty càng lâu thì quyền lợi mà người đó nhận được lại càng cao.

“Một mũi tên trúng hai con nhạn”, kế hoạch bảo hiểm không chỉ để bảo vệ nguồn tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp – đó là con người, mà còn cung cấp cho bạn giải pháp giữ chân nhân tài hiệu quả.

Theo bạn thì công ty nên trích ra bao nhiêu phần trăm trong lợi nhuận hằng năm để đầu tư cho quản trị rủi ro?
 

risk management for businessrisk management for business

Mỗi một tổ chức kinh doanh lại có đặc thù khác nhau và việc ứng dụng bảo hiểm nhân thọ trong quản trị rủi ro đòi hỏi chuyên môn lẫn sự linh hoạt, tinh tế. Vì lẽ đó, Ngân Hàng UOB Việt Nam đã bắt tay cùng Prudential Việt Nam để mang tới các giải pháp chiến lược tối ưu cho cả đối tượng khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. Không bao giờ là muộn để hoàn thiện những giấc mơ, hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay.
 

Đăng ký ngay