Hành trình số hóa của Thái Lan (Phần 2)

  • thailand-digitalisation-journey-p2thailand-digitalisation-journey-p2

Để xác định rõ hơn các con đường số hóa mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Thái Lan đang tìm kiếm, The FinLab đã hợp tác với Ngân Hàng UOB (Thái Lan) tiến hành cuộc nghiên cứu theo 2 nhánh để đánh giá xem các doanh nghiệp vừa và nhỏ có quan điểm như thế nào đối với việc số hóa và loại lợi ích thương mại nào mà các doanh nghiệp này nhắm đến khi thực hiện việc số hóa. Phần đầu của cuộc nghiên cứu là khảo sát trực tuyến đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các ngành khác nhau để xác định loại thách thức trong tăng trưởng kinh doanh mà các doanh nghiệp này phải đối mặt và loại công cụ kỹ thuật số ưa thích của các doanh nghiệp này. Khảo sát cho thấy những thách thức lớn nhất trong kinh doanh mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đối mặt liên quan đến hoạt động bán hàng & tiếp thị, dòng tiền, cấp vốn và thanh toán.

Các thách thức nói trên được theo dõi chặt chẽ bằng các hệ thống và công nghệ (chẳng hạn như quản lý hàng tồn kho và quản lý mối quan hệ với khách hàng). Khi được hỏi những yếu tố nào có thể giúp tăng doanh thu gộp của họ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều cho rằng việc thâm nhập thị trường mới (kể cả các thị trường nước ngoài) và tiếp thị bằng kỹ thuật số các sản phẩm và dịch vụ là những yếu tố quan trọng nhất – kế đến là kế hoạch kinh doanh trong tương lai cần có tính chiến lược hơn. Khi được hỏi muốn thực hiện chiến lược tiếp thị cụ thể nào nhất, hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều nghiêng về các lĩnh vực tiếp thị bằng kỹ thuật số. Các doanh nghiệp quan tâm nhiều nhất đến việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) & quảng bá công cụ tìm kiếm (SEM) và tiếp thị trên mạng xã hội. Tiếp theo là việc xây dựng & quảng bá thương hiệu và sử dụng các kênh thương mại điện tử. Nói chung, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiển nhiên đã nắm rõ các lĩnh vực số hóa mà họ có thể khai thác để nâng cao hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, rào cản chủ yếu trong việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật số mới chính là chi phí áp dụng các công nghệ phù hợp và mức độ phức tạp của công việc đó.

 

   

Trích nguồn: The Finlab
 

Trích nguồn bài viết: The Finlab https://bit.ly/2xlROBv

Bài viết hoàn toàn do The Finlab thực hiện cho mục đích cung cấp thông tin và tham chiếu. Bài viết không liên quan đến bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ tài chính nào mà Ngân hàng TNHH một thành viên United Overseas Bank (Việt Nam) cung cấp và sẽ không tạo thành bất kỳ sự tư vấn nào của chúng tôi cho quý khách. UOB Việt Nam không cam đoan và bảo đảm cho sự chính xác, toàn vẹn, có hiệu lực hoặc bất kỳ khía cạnh nào của thông tin trong bài viết. Trong mọi trường hợp, UOB Việt Nam hoặc chi nhánh, công ty con, công ty liên kết, đối tác hoặc nhân viên của UOB Việt Nam sẽ không chịu trách nhiệm với quý khách đối với bất kỳ thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp phát sinh từ hoặc liên quan đến việc quý khách tiếp cận hoặc sử dụng thông tin trong bài viết, cũng như bất kỳ quyết định hoặc hành động nào của quý khách được thực hiện dựa trên những thông tin được nêu trong bài viết.

Ý kiến

Võ Trang Anh, Giám sát vùng

Việc bán hàng và tiếp thị luôn là những thách thức không nhỏ với các doanh nghiệp. Chúng tôi luôn phải đổi mới trong kinh doanh, tìm ra những giải pháp để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.

Vũ Hoa, Kế toán trưởng

Công nghệ phát triển là cơ hội để doanh nghiệp vừa và nhỏ ứng dụng trong tiếp thị và quảng bá. Điều cần thiết nhất là làm thế nào các doanh nghiệp tìm kiếm, tiếp cận được với công nghệ phù hợp với nhu cầu của mình. 

Nguyễn Thái Việt, Trưởng phòng Marketing

Không chỉ riêng thị trường Thái Lan mà các thị trường khác khi áp dụng công nghệ số vào việc bán hàng cũng gặp nhiều các thách thức như làm thế nào để tiếp cận được khách hàng, làm thế nào mở rộng được thị trường ....